Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Ở Bà Bầu Và Những Hệ Lụy Khó Lường

Chia sẻ

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng các hệ tĩnh mạch tím, xanh bị giãn ra, phồng sưng lên và vị trí chúng có thể nằm nông hoặc sâu, nổi ngoằn ngoèo dưới da. Bệnh thường gặp nhiều ở người có nguy cơ cao như người già, người thừa cân, béo phì, trong đó có phụ nữ mang thai. Đây là đối tượng dễ xuất hiện dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân nhất. Bài viết hôm nay, bạn hãy cùng theo dõi để biết suy giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu có những hệ lụy nào cũng như cách khắc phục hiệu quả nhé!

Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp nhất ở đối tượng phụ nữ đang mang thai
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp nhất ở đối tượng phụ nữ đang mang thai

Những nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân?

Suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai thường khiến cho bà bầu khó chịu trong khi sinh hoạt, đi lại. Bởi, những mạch máu sưng, nổi gồ dưới da có thể gây đau nhức chân, nặng nề và có thể khiến bệnh nhân bị mất ngủ. 

Chứng suy giãn tĩnh mạch chân khi có bầu xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:

  • Mang thai khiến nội tiết tố thay đổi, Hormone sinh dục nữ Progesterone tăng lên. Đây chính là lý do tác động lên thành tĩnh mạch và làm cho chúng giãn ra, sưng lên rồi nổi trên da.
  • Phụ nữ mang thai cơ thể cần tăng lưu lượng máu để nuôi dưỡng thai nhi, chính sự tăng lưu lượng máu này đã tạo áp lực đối với các tĩnh mạch ở chân mẹ bầu.
  • Việc thai nhi phát triển liên tục, tăng dần kích thước cũng gây nên những chèn ép lên các tĩnh mạch, nhất là những tĩnh mạch chủ dưới chân. Điều này dẫn đến việc giảm lưu thông máu và gây giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu.
  • Nếu bạn đã từng mang thai và có xuất hiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thì lần mang thai tiếp theo cũng sẽ xảy ra tình trạng này. Đặc biệt, lần bệnh sau sẽ có những tiến triển nặng hơn, nghiêm trọng hơn lần trước.
  • Suy giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu còn xuất phát từ nguyên nhân di truyền khi có người trong gia đình mắc bệnh. 
  • Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: Phụ nữ mang đa thai, bà bầu quá thừa cân, đi đứng nhiều tạo áp lực cho đôi chân,… cũng có thể gây nên bệnh  suy giãn tĩnh mạch khi mang thai.
Mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bởi tình trạng sức khỏe đặc biệt
Mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bởi tình trạng sức khỏe đặc biệt

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai mang đến những hệ lụy như thế nào?

Giãn tĩnh mạch chân bà bầu có thể gây ngứa hoặc đau khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái trong sinh hoạt. Ngoài ra, những nốt ngoằn ngoèo cũng khiến chân bạn trở nên xấu xí hơn. Song, suy giãn tĩnh mạch được đánh giá là không quá ảnh hưởng đến bà bầu cũng như sự phát triển của bé. Mọi vấn đề điều trị bằng Tây y đều có thể hoãn lại cho đến khi bé chào đời.

Tuy nhiên, có một ít tỷ lệ nhỏ mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch chân bị biến chứng do việc phát triển các cục máu nhỏ gần bề mặt da. Chúng khiến tĩnh mạch có thể bị cứng như dây thừng, đỏ và nóng, đau nhức. Thậm chí, một vài trường hợp còn bị nhiễm trùng quanh khu vực suy giãn tĩnh mạch và gây sưng nặng hơn, tĩnh mạch đổi màu lạ. 

Suy giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu thường vô hại cho mẹ lẫn thai nhi, hiếm xảy ra biến chứng
Suy giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu thường vô hại cho mẹ lẫn thai nhi, hiếm xảy ra biến chứng

Những điều cần làm trong thai kỳ để hạn chế tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nhất có thể bằng những biện pháp sau:

  • Bà bầu nên kiểm soát tốt cân nặng, không tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh trong quá trình mang thai.
  • Bạn đảm bảo không đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu mà không có sự di chuyển, đi lại để tăng lưu thông máu.
  • Bạn nên hạn chế việc ngồi bắt chéo chân khiến máu ở chân bị giảm.
Nếu phải ngồi làm việc, mẹ bầu nên gác chân trên một bục thấp khoảng 15 - 20cm để chân được nâng đỡ và lưu thông máu dễ dàng hơn
Nếu phải ngồi làm việc, mẹ bầu nên gác chân trên một bục thấp khoảng 15 – 20cm để chân được nâng đỡ và lưu thông máu dễ dàng hơn
  • Bà bầu có thể tập thể dục thường xuyên dưới sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa và trong tình trạng thai nhi ổn định.
  • Khi ngủ, mẹ nên nằm nghiêng hẳn sang trái để tránh những áp lực lên tĩnh mạch lưu thông mang máu từ chân lên đến tim.
  • Bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng đủ, bổ sung Vitamin hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
Mẹ bầu nên duy trì mức cân nặng phù hợp trong các tháng của thai kỳ để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch chân
Mẹ bầu nên duy trì mức cân nặng phù hợp trong các tháng của thai kỳ để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu thường không gây nguy hiểm và có thể khắc phục, ngăn ngừa trong và sau khi sinh con. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quan sát và thăm khám thường xuyên để bệnh không gặp những trường hợp biến chứng xảy ra nhé! Bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như bộ đôi dược thảo PyLoBo để đảm bảo đẩy lùi được bệnh tình mà vẫn an toàn trong quá trình mang thai.

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA

  • Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
  • Hotline: 0909 316 597
  • Email : info@PyLoRa.com

=> XEM THÊMGiải Pháp Đấy Lùi Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoVan Từ Mỹ

Nguồn : PyLoVan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *