60% dân số thế giới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ, cứ 3 người trên độ tuổi 50 thì có 1 người bị căn bệnh này. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Những số liệu trên cho thấy suy giãn tĩnh mạch chân đã và đang trở thành bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Nếu may mắn phát hiện bệnh ở thời kỳ đầu thì việc chữa trị mang lại nhiều kết quả khả quan hơn. Nội dung bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ.
Thế nào là bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ?
Suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ là cụm từ dùng để chỉ khả năng tuần hoàn máu trở về tim do hệ thống tĩnh mạch vùng chân bị suy giảm. Thỉnh thoảng bạn sẽ có những cảm giác như tê mỏi thoáng qua, nếu nghỉ ngơi sẽ hết. Về đêm thường có hiện tượng chuột rút, ngứa ngáy như kiến bò. Vì mới ở giai đoạn nhẹ nên các triệu chứng còn mơ hồ, chúng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến các hoạt động, làm việc hằng ngày.
Các giai đoạn suy giảm tĩnh mạch chân từ nhẹ đến nặng?
Giai đoạn đầu
Triệu chứng của bệnh không quá rõ ràng, biểu hiện phổ biến thường là:
- Đau chân, nặng chân, đôi khi có cảm giác mang giày dép chật hơn so với bình thường.
- Cảm giác mỏi chân, thỉnh thoảng xuất hiện phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi nhiều
- Chuột rút, cảm giác như kiến bò, châm kim thường xuất hiện vào buổi tối.
- Nhiều mạch máu nhỏ li ti nhất là ở cổ chân và bàn chân. Những triệu chứng này lúc có lúc không do các tĩnh mạch chưa bị giãn nhiều.
Giai đoạn tiến triển
- Hiện tượng phù chân xuất hiện, có thể phù ở mắt cá hoặc bàn chân.
- Màu da ở vùng cẳng chân thay đổi do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng.
- Các tĩnh mạch bị trương phồng gây ra cảm giác nặng, đau nhức chân kèm theo việc máu thoát ra ngoài mạch gây hiện tượng phù.
- Ở giai đoạn này, các hiện tượng bắt đầu rõ ràng hơn và không mất đi dù bạn có nghỉ ngơi. Thậm chí đối với một số người nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng lên, các mảng máu bầm nổi rõ trên da.
Giai đoạn biến chứng
- Vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nở nhiều gây lở loét, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn da, nặng hơn là nhiễm khuẩn máu.
- Máu bị ứ đọng lâu ngày tạo nên các cục máu đông khiến quá trình vận chuyển máu trở nên khó khăn hơn
- Máu không được tuần hoàn tốt dẫn đến một số bộ phận như não, tim phổi bị tắc nghẽn gây thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch phổi.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ
Theo một số nghiên cứu chỉ ra, nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng một số yếu tố liên quan có thể gây ra các tổn thương chức năng của van một chiều ở hệ tĩnh mạch ngoại biên là:
- Tuổi tác càng cao dẫn đến quá trình thoái hóa càng lớn, nhất là ở người già. Càng lớn tuổi, cơ thể sẽ kéo theo nhiều bệnh do quá trình tích tụ lâu, trong đó có bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Tư thế sinh hoạt, làm việc ít nhiều cũng có có những ảnh hưởng nhất định. Cụ thể, đối với những người phải đứng hay ngồi thường xuyên một chỗ, ít vận động, mang vác nặng thời gian dài… khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực ở các tĩnh mạch chân, lâu dần sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều.
- Ngoài ra, một số tác động khác có thể kể đến như: những người thừa cân, chế độ ăn không bổ sung rau củ quả, ít chất xơ và vitamin, các mẹ đang trong quá trình thai kỳ,…
Suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu khá nhẹ, chưa có biến chứng hay gây ra cảm giác đau đớn khó chịu. Thời gian đầu chưa hình thành các cục máu đông nên quá trình tuần hoàn máu diễn ra tương đối ổn định. Thỉnh thoảng sẽ có cảm giác ngứa ngáy như kiến bò, tê chân, chuột rút về đêm. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan bởi nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh tiến triển xấu đi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Việc chủ động bảo vệ cơ thể ngay từ giai đoạn đầu là biện pháp tốt để ngăn các biến chứng không mong muốn về sau.
Cách phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan trực tiếp đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Do đó, khuyến cáo chung là người bệnh nên thường xuyên vận động bằng các bài tập nhẹ, không nên ngồi hoặc đứng làm việc trong thời gian dài,…Ngoài ra, nên bổ sung nhiều rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin. Đối với những người thừa cân thì nên kiên trì tập luyện các bài tập giảm cân như: đi bộ tốc độ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, tập thể dục nhịp điệu,…
Bên cạnh đó, để chủ động trong việc đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên như Bộ đôi dược thảo PyLoVan từ Mỹ. PyLoVan là sự kết hợp giữa 2 sản phẩm: Thảo dược tăng cường lưu thông máu Cayenne và thảo dược phục hồi van tĩnh mạch Horse Chestnut with Grape Seed Extract được sản xuất bởi tập đoàn Natural Factors.
Nhờ tác dụng của các nguyên liệu thảo dược lành tính đã trải qua quá trình điều chế hiện đại bạn có thể cảm nhận sự thay đổi lớn khi sử dụng bộ đôi dược thảo này. Những thành phần nổi bật như tinh chất hạt dẻ ngựa có khả năng hạn chế các cơn đau và tăng tuần hoàn máu. Hoạt chất Escin giúp hỗ trợ giảm cảm giác tê, kiến bò, chống phù nề. Tinh chất Capsaicin ngăn ngừa việc hình thành máu đông, bảo vệ mạch máu, giảm tích tụ máu bầm;… cùng những thành phần thảo dược tự nhiên khác.
Suy giãn tĩnh mạch chân sẽ không quá nghiêm trọng nếu chúng ta phát hiện và xử lý kịp thời. Việc chú ý các biểu hiện của cơ thể là cách bạn chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA
- Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
- Hotline: 0909 316 597
- Email : info@PyLoRa.com
=> XEM THÊM: Giải Pháp Đấy Lùi Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoVan Từ Mỹ
Nguồn : PyLoVan.com
Bài viết liên quan
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết
Chia sẻSố lượng người bị suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày một gia tăng [...]
Th7
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Là Gì?
Chia sẻSuy giãn tĩnh mạch chân là gì? Suy giãn tĩnh mạch chân được biết [...]
Th7
Những Biến Chứng Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Không Thể Bỏ Qua
Chia sẻBiến chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch thường chia ra làm 3 giai đoạn: [...]
Th7